THÔNG BÁO

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

1. Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước và là một quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án. Từ đó doanh nghiệp đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn.

Đánh giá tác động môi trường phải được lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị.

Đánh giá tác động môi trường có hai loại:

- Đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Dành cho các Dự án thuộc cột 3, Phụ lục II, Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

- Đánh giá tác động môi trường cấp bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Dành cho các Dự án thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

2. Tại sao phải lập hồ sơ Đánh giá tác động môi trường?

- Tuân thủ pháp luật tại Việt Nam về môi trường khi thực hiện dự án đầu tư:

+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

+ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế - xử lý các tác động xấu đến môi trường.

3. Các đối tượng phải lập hồ sơ Đánh giá tác động môi trường

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, đối tượng phải đăng ký Đánh giá tác động môi trường gồm có:

+ Dự án thuộc cột 3, Phụ lục II, Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

+ Dự án thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

 

4. Quy trình thực hiện hồ sơ môi trường

 

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

CÔNG VIỆC

SẢN PHẨM

  1.  

1. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

2. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan (nếu có)

3. Khảo sát (nếu có), báo giá và ký hợp đồng

4. Triển khai nghiệp vụ cần thiết để hoàn thiện file ĐTM

File dự thảo ĐTM

 

 

 

KHÁCH HÀNG

1. Kiểm duyệt file ĐTM dự thảo và trao đổi với CNX các nội dung cần điều chỉnh đúng với thực tế đầu tư (nếu có)

2. Ký hồ sơ và chuyển hồ sơ CNX nộp theo quy định

3. Tiếp đoàn kiểm tra hiện trạng (nếu có)

4. Đóng phí thẩm định ĐTM khi có thông báo

5. Cử người dự họp ĐTM khi có Giấy mời của cơ quan

- File ĐTM chính thức nộp cơ quan

- Biên lai thu tiền

 

 

 

  1.  

1. Nộp hồ sơ theo quy định

2. Hỗ trợ Khách hàng tiếp đoàn kiểm tra hiện trạng (nếu có)

3. Báo cáo ĐTM trước Hội đồng thẩm định ĐTM

Biên nhận hồ sơ của Trung tâm hành chính công

 

 

 

CƠ QUAN

1. Kiểm tra hiện trạng (nếu có)

2. Tổ chức họp hội đồng thẩm định ĐTM

Biên bản họp ĐTM

 

 

 

  1.  

1. Trao đổi với khách hàng các nội dung liên quan đến biên bản họp (nếu có)

2. Triển khai nghiệp vụ cần thiết để hoàn thiện file ĐTM theo biên bản họp

Biên nhận hồ sơ của Trung tâm hành chính công

 

 

 

KHÁCH HÀNG

1. Kiểm duyệt file ĐTM  và trao đổi với CNX các nội dung cần điều chỉnh (nếu có)

2. Ký hồ sơ

File ĐTM chính thức nộp cơ quan

 

 

 

  1.  

1. Nộp hồ sơ theo quy định

2. Liên hệ cơ quan và triển khai nghiệp vụ cần thiết nhằm hoàn thiện ĐTM theo hướng dẫn của cơ quan để ĐTM được phê duyệt

Biên nhận hồ sơ của Trung tâm hành chính công

 

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN

1. Thẩm định ĐTM đã điều chỉnh theo Biên bản họp

2. Hướng dẫn CNX và Chủ đầu tư điều chỉnh lại những nội dung ĐTM chưa đáp ứng yêu cầu phê duyệt

3. Phê duyệt ĐTM

- Quyết định duyệt ĐTM

- ĐTM được phê duyệt

 

 

 

  1.  

1. Nhận kết quả phê duyệt ĐTM từ Trung tâm hành chính công

2. Bàn giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký

- Quyết định duyệt ĐTM

- ĐTM được phê duyệt của cơ quan

 

Hình. Quy trình thực hiện hồ sơ ĐTM thông thường

 

 

 

Quy trình thực hiện hồ sơ Đánh giá tác động môi trường nêu trên dành cho các Dự án thông thường. Đối với các Dự án đặc biệt, Công Nghệ Xanh sẽ có quy trình thực hiện riêng, phù hợp cho từng loại hình. Quy trình đối với các Dự án đặc biệt này, Công Nghệ Xanh sẽ trao đổi trực tiếp với Khách hàng khi ký hợp đồng thực hiện.

5. Thời gian thực hiện hồ sơ

Tùy theo từng dự án và thời điểm ký hợp đồng cụ thể mà thời gian thực hiện hồ sơ có thể tăng hoặc giảm. Sau đây là thời gian tham khảo:

- Thời gian thực hiện hồ sơ Đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh trung bình là 50 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và thực hiện đầy đủ thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng.

- Thời gian thực hiện hồ sơ Đánh giá tác động môi trường cấp bộ trung bình là 90 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và thực hiện đầy đủ thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng.

6. Chi phí thực hiện hồ sơ

Báo giá theo từng dự án.

7. Lệ phí nộp cơ quan nhà nước

Phí thẩm định đóng theo thông báo của cơ quan. Thông thường phí thẩm định là 8.400.000đ đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 50 tỉ đồng.

 

 

8. Cam kết của Công Nghệ Xanh

Tự hào là đơn vị tư vấn môi trường chuyên nghiệp, uy tín duy nhất tại Long An. Công ty CP SX TM DV Công Nghệ Xanh cam kết:

- Hoàn 100% tiền đã nhận nếu không bàn giao được sản phẩm theo hợp đồng.

- Hướng dẫn Khách hàng làm đúng quy định pháp luật và quy định của tỉnh.

 

Quý Khách hàng có nhu cầu lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không hiểu rõ quy trình thực hiện hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường miễn phí và tiếp cận dịch vụ tư vấn môi trường chuyên nghiệp, hoàn thành hồ sơ nhanh với chi phí hợp lý.





Các tin khác:


1